Bỏ qua để vào Nội dung chính

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Bạn đang có câu hỏi? Tại đây bạn sẽ tìm thấy một số câu hỏi thường gặp và nhiều thông tin khác.

Xem tất cả các câu hỏi thường gặp

  • Chúng tôi hiểu rằng bạn sử dụng các sản phẩm của chúng tôi gần người thân, vật nuôi và đồ vật bạn yêu quý. Do đó, chúng tôi muốn bạn có thông tin cần thiết để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho gia đình của mình.

  • Quy trình bắt đầu từ nhu cầu của người tiêu dùng hoặc một sáng kiến mà chúng tôi nghĩ là bạn có thể sẽ thích. Chúng tôi thu thập thông tin đầu vào từ người tiêu dùng, nhà bán lẻ, nhà cung cấp và những nguồn khác. Sau đó, chúng tôi bắt đầu quá trình tạo ra sản phẩm, bao gồm xem xét sản phẩm đó sẽ được sử dụng như thế nào, nên hoạt động như thế nào, vòng đời sản phẩm tiềm năng và các yếu tố khác. Bằng cách sử dụng hệ thống phân loại do chúng tôi phát triển nội bộ, được gọi là quy trình SC Johnson Greenlist, các nhà khoa học nỗ lực chọn ra những nhóm thành phần có thể tin cậy - đánh giá các thành phần này dựa trên tác động của chúng đến môi trường và sức khỏe con người. Sau khi sản phẩm đã sẵn sàng cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về hiệu quả và chất lượng, đội ngũ sản xuất của chúng tôi sẽ tạo ra sản phẩm theo các thông số kỹ thuật và sản phẩm sẽ được kiểm định chất lượng một lần nữa.

    Cuối cùng, chúng tôi luôn hướng đến mục đích đem lại cho bạn sản phẩm đáng tin cậy, tuân theo truyền thống đổi mới và chất lượng của chúng tôi. Để tìm hiểu thêm về quy trình Greenlist của chúng tôi, hãy nhấp vào đây.

  • SDS là Bảng chỉ dẫn an toàn, MSDS là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất và chúng là các tài liệu bắt buộc theo luật đối với sản phẩm hóa chất dùng trong công nghiệp. Vì sử dụng trong công nghiệp khác với sử dụng trong gia đình nên SDS/MSDS cung cấp thông tin chi tiết cần thiết khi sản phẩm được dùng với tần suất, thời lượng hoặc nồng độ lớn hơn mức bạn thường dùng tại nhà – ví dụ: nếu doanh nghiệp sử dụng với lượng lớn để vệ sinh thương mại hoặc được gửi hàng rời số lượng lớn trong công ten nơ 50 gallon. SDS/MSDS được xây dựng cho các doanh nghiệp và nhân viên cấp cứu cần biết cách xử lý, bảo quản hoặc thải bỏ sản phẩm trong những trường hợp đó. Mặc dù các bảng thông tin này không hoàn toàn được áp dụng vào việc sử dụng sản phẩm gia dụng bình thường, chúng tôi vẫn cung cấp quyền truy cập dễ dàng vào mỗi trang sản phẩm trên trang web này cho những người muốn xem SDS/MSDS.

  • Khi triển khai chương trình công bố thành phần lần đầu tiên, chúng tôi hướng đến mục đích đơn giản hóa bằng việc sử dụng một hệ thống đặt tên duy nhất là Danh pháp thành phần mỹ phẩm quốc tế (INCI). Đây là những thuật ngữ bạn thường nhìn thấy trên các sản phẩm trang điểm và sản phẩm cá nhân, vì thế chúng tôi nghĩ rằng những thuật ngữ này sẽ dễ hiểu với hầu hết mọi người.

    Tuy nhiên, kể từ khi danh pháp INCI được dành riêng cho lĩnh vực chăm sóc cá nhân thì một số thành phần chúng tôi sử dụng không còn nằm trong danh sách INCI nữa. Trong những trường hợp trên, chúng tôi sử dụng mặc định từ điển thành phần do ngành sản xuất sản phẩm gia đình Hoa Kỳ chia sẻ. Chúng tôi là một phần của sự hợp tác theo ngành thông qua Hiệp hội Sản phẩm Người tiêu dùng chuyên dụng (CSPA), là tổ chức công nhận thuật ngữ trên.

    Do đó, tên thành phần của chúng tôi là sự kết hợp giữa danh pháp INCI và thuật ngữ trong từ điển của CSPA Hoa Kỳ. Trong nhiều trường hợp hai loại tên này trùng nhau, nhưng nếu không, thì chúng tôi sẽ sử dụng tên được dùng phổ biến nhất trong lĩnh vực này hoặc sẽ được người tiêu dùng hiểu rõ nhất. Ví dụ như cách chúng tôi đặt tên cho nước khi sử dụng nước như một thành phần. Thuật ngữ INCI là aqua. Chúng tôi gọi theo từ điển CSPA và tên thành phần này đơn giản là water (nước).

  • Hãy nhớ rằng mọi nguyên liệu đều là "hóa chất" - các hóa chất là khối cơ sở tạo nên mọi thứ, ví dụ như máu, trang phục và cả không khí mà chúng ta hít thở. Ví dụ: nước là sự kết hợp của hai hóa chất là Hydro và oxy (H2O) còn không khí là sự pha trộn giữa nitro, oxy, cacbon điôxít và các khí khác. Rất nhiều hóa chất được tìm thấy trong tự nhiên cũng có độc, ví dụ như thạch tín và cyanide. Điều quan trọng là đôi khi một thành phần tổng hợp sẽ là lựa chọn tốt hơn vì một số lý do, trong đó có tính bền vững. Ví dụ: nếu không được thu hoạch một cách bền vững thì việc sử dụng thành phần tự nhiên như dầu cọ có thể dẫn đến những tác động tiêu cực như chặt phá rừng. Trong trường hợp đó, việc sử dụng một thành phần tổng hợp thay thế có thể có tinh thần trách nhiệm hơn. SC Johnson có sử dụng các thành phần có trong tự nhiên nhưng chỉ khi các thành phần đó đáp ứng tiêu chuẩn của chúng tôi.

  • Cả hai đều quan trọng nhưng lượng sử dụng mới là yếu tố quyết định. Hãy nghĩ theo hướng này: Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng nước là một chất vô hại. Nhưng kể cả nước cũng có thể gây chết người nếu bạn uống quá nhiều. Điều quan trọng trong khi phát triển sản phẩm là chọn hóa chất phù hợp để đạt được mục đích và sử dụng phần trăm nhỏ nhất có hiệu quả của các thành phần chủ chốt nhằm đạt được kết quả mong muốn.

  • Mặc dù một số hóa chất, ví dụ như asbestos và thạch tín rất nguy hiểm hoặc "có độc" nhưng gần như mọi hóa chất đều có một mức độc tính nhất định. Ví dụ như muối tinh hay sodium chloride. Khi được sử dụng với lượng nhỏ, muối tinh chỉ giúp món ăn ngon hơn. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều thì muối tinh có thể là yếu tố gây cao huyết áp. Vậy, muối tinh có độc không? Câu trả lời là: Muối tinh CÓ THỂ có độc nếu sử dụng quá nhiều nhưng khi sử dụng điều độ thì KHÔNG có độc. Vấn đề là lượng sử dụng hay liều lượng.

  • Đây là một câu hỏi rất hay và đôi khi bạn sẽ thấy người ta tranh luận về việc này khi liên quan đến các luật và quy định về hóa chất. "Nguy hại" là một thuộc tính của thành phần. Ví dụ: nguy hại từ muối tinh là có thể góp phần gây cao huyết áp. "Rủi ro" là KHẢ NĂNG xảy ra nguy hại. Thông qua ví dụ muối tinh, rủi ro cao huyết áp sẽ thấp nếu bạn không nạp quá nhiều. Do đó, rủi ro là mức độ nguy hại của một thành phần VÀ liều lượng một người tiếp nhận thành phần đó – có nghĩa là lượng và thời gian tiếp xúc với thành phần đó theo thời gian. Một vài người tranh luận rằng các thành phần với bất kỳ mối nguy hại nào đều có hại. Nhưng như với ví dụ muối tinh, các nguy hại thường có thể được kiểm soát dễ dàng.

    Tại SC Johnson, chúng tôi áp dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro. Điều này có nghĩa là:

    •  Đảm bảo các thành phần có thuộc tính nguy hại bị hạn chế ở mức an toàn và luôn ở nồng độ thấp nhất để xử lý theo yêu cầu của luật địa phương.

    •  Pha chế sản phẩm có hiệu quả nhanh chóng, giảm lượng và thời gian tiếp xúc.

    •  Thiết kế bao bì làm giảm độ tiếp xúc, ví dụ: đảm bảo sản phẩm có thể gây dị ứng da được đóng gói trong hộp chứa chống rò rỉ.

    •  Thiết kế bình xịt để giảm thiểu việc hít phải, ví dụ: tạo giọt lớn hơn cho chất tẩy rửa để chúng rơi xuống bề mặt bạn đang vệ sinh chứ không lơ lửng trong không khí.

    •  Đưa ra hướng dẫn rõ ràng trên nhãn để tránh việc sử dụng sai có thể làm gia tăng rủi ro gắn liền với việc sử dụng sản phẩm. Chúng tôi có mục đích khi dán nhãn – hãy chắc chắn là bạn đọc và làm theo hướng dẫn.

  • Chúng tôi hợp tác chặc chẽ với các nhà cung cấp chất tạo mùi để đảm bảo chúng tôi đã đánh giá các thành phần trong chất tạo mùi của mình, đối với cả sức khỏe con người và môi trường. Chúng tôi đáp ứng yêu cầu quản lý của các quốc gia nơi chúng tôi hoạt động, cũng như các tiêu chuẩn do Hiệp hội quốc tế về chất tạo mùi (IFRA) quy định.

    Bên cạnh đó, tại SC Johnson, chúng tôi tiến hành xem xét kỹ hơn các thành phần tạo mùi. Chúng tôi không chỉ đánh giá chúng theo các tiêu chuẩn của IFRA mà còn theo tiêu chuẩn riêng của mình. Chúng tôi bắt đầu với danh sách IFRA và sau đó áp dụng các yêu cầu nội bộ của công ty. Những yêu cầu nội bộ này có thể xem xét các tiêu chí giống như IFRA, ví dụ như khả năng gây ung thư, khả năng gây đột biến hay độc tính đối với sự sinh sản nhưng tại SC Johnson, chúng tôi có thể có quan điểm khác về một thành phần. Trong một số trường hợp, chúng tôi cũng có thể tính đến các yếu tố bổ sung như lòng tin của người tiêu dùng đối với các thành phần hoặc các quan điểm khoa học khác

  • Không phải vậy. Trong một số trường hợp đặc biệt, chúng tôi cho phép sử dụng thành phần được đánh giá 0 điểm nhưng chúng tôi thường đặt ra giới hạn thời gian sử dụng. Tuy nhiên, chúng tôi không dễ dàng chấp nhận các trường hợp đặc biệt như vậy. Trước tiên phải có yêu cầu tới người phụ trách các vấn đề về an toàn sản phẩm và môi trường toàn cầu của chúng tôi, kèm theo giải thích về lý do cần sử dụng thành phần đó, cũng như ngày dừng sử dụng đề xuất. Nếu được phê duyệt thì yêu cầu đó cũng phải được Giám đốc bền vững phê duyệt.

  • Trước tiên, điều quan trọng là phải lưu ý rằng nếu một trường hợp ngoại lệ được cho phép thì nguyên nhân là vì mặc dù SC Johnson không chắc chắn về thành phần đó nhưng bằng chứng cho thấy có thể sử dụng thành phần đó ở nồng độ nhất định mà chúng tôi không vượt quá. Trong trường hợp đó, chúng tôi có thể cho phép trường hợp ngoại lệ vì những lý do như:

    • Chúng tôi phát hiện thấy một nhà cung cấp đã thêm thành phần được đánh giá 0 điểm vào mặt hàng chúng tôi mua và chúng tôi cần cho phép trường hợp ngoại lệ cho đến khi có thể thay đổi công thức để loại bỏ thành phần đó.
    • Chúng tôi mua lại một nhãn hiệu hay sản phẩm và phát hiện nhãn hàng hay sản phẩm đó có chứa các nguyên liệu mà chúng tôi cho là được đánh giá 0 điểm, do đó cần cho phép trường hợp ngoại lệ cho đến khi chúng tôi có thể lập lại công thức.
    • Đối với các sản phẩm được đăng ký, một sản phẩm đã được lập lại công thức để loại bỏ nguyên liệu được đánh giá 0 điểm nhưng chúng tôi đang chờ cơ quan quản lý phù hợp phê duyệt công thức mới.

  • Không phải lúc nào cũng vậy. Các sản phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên có thể chứa nhiều tác nhân gây dị ứng hơn so với những sản phẩm được làm từ nguyên liệu tổng hợp. Ví dụ: chất tạo mùi được làm từ nguyên liệu tạo mùi tự nhiên có thể chứa các tác nhân gây dị ứng ở mức cao hơn so với chất tạo mùi được làm chủ yếu từ nguyên liệu tổng hợp.

  • Những thành phần này là thành phần phổ biến của nhiều chất tạo mùi, đặc biệt là những thành phần có nền dầu tinh cất như mùi cam quýt, mùi hoa và mùi thông. Tùy theo chất tạo mùi cụ thể, công thức của chúng tôi có thể chứa một vài trong số những nguyên liệu này. Mức an toàn không gây ra ảnh hưởng dị ứng đã được xác định và là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn của Hiệp hội Hóa mỹ phẩm quốc tế (IFRA) cho tất cả 26 nguyên liệu. Các chất tạo mùi của chúng tôi sử dụng những nguyên liệu này ở nồng độ thấp nhất có thể trong khi tạo ra chất tạo mùi và luôn thấp hơn mức an toàn do các tiêu chuẩn của IFRA thiết lập, cũng như phù hợp với các luật áp dụng. Bất kỳ khi nào sử dụng một hay nhiều chất trong 26 tác nhân gây dị ứng của EU, mỗi tác nhân này đều được công bố rõ ràng trên nhãn sản phẩm theo yêu cầu của luật pháp.

    Mặc dù những tác nhân gây dị ứng này có một số danh pháp khác nhau nhưng dưới đây là tên thông dụng của chúng, được tham chiếu trong Chỉ thị mỹ phẩm của EU:

    •  2-Benzylideneheptanal (Amyl cinnamal)
    •  Benzyl alcohol
    •  Cinnamyl alcohol
    •  3,7-Dimethyl-2,6-octadienal (Citral)
    •  Phenol, 2-methoxy-4-(2-propenyl) (eugenol)
    •  Hydroxycitronellal
    •  Phenol, 2-methoxy-4-(1-propenyl)- (Isoeugenol)
    •  2-Pentyl-3-phenylprop-2-en-1-ol (Amylcinnamyl alcohol)
    •  Benzyl salicylate
    •  2-Propenal, 3-phenyl- (Cinnamal)
    •  2H-1-Benzopyran-2-one (coumarin)
    •  2,6-Octadien-1-ol, 3,7-dimethyl-, (2E)- (geraniol)
    •  3 and 4-(4-Hydroxy-4-methylpentyl) cyclohex-3-ene-1-carbaldehyde (Hydroxyisohexyl 3-cyclohexene carboxaldehyde) (HICC or Lyral®)  
    •  4-Methoxybenzyl alcohol (Anise alcohol)
    •  2-Propenoic acid, 3-phenyl-, phenylmethyl ester (Benzyl cinnamate)
    •  2,6,10-Dodecatrien-1-ol, 3,7,11-trimethyl- (Farnesol)
    •  2-(4-tert-Butylbenzyl) propionaldehyde (Butylphenyl methylpropional)
    •  1,6-Octadien-3-ol, 3,7-dimethyl- (Linalool)
    •  Benzyl benzoate
    •  3,7-dimethyloct-6-en-1-ol (Citronellol)
    •  2-Benzylideneoctanal (Hexyl cinnamal)
    •  (4R)-1-Methyl-4-(1-methylethenyl)cyclohexene (limonene)
    •  Methyl heptin carbonate (Methyl 2-octynoate)
    •  3-Methyl-4-(2,6,6-trimethyl-2-cyclohexen-1-yl)-3-buten-2-one (alpha-Isomethyl ionone)
    •  Chiết xuất evernia prunastri (chiết xuất rêu sồi)
    •  Chiết xuất evernia furfuracea (chiết xuất treemoss)

  • Một số cá nhân có dị ứng với một số thành phần nhất định. Nếu bạn bị dị ứng như vậy, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình để thảo luận kỹ hơn. Bạn cũng có thể muốn liên hệ với đường dây trợ giúp sản phẩm tiêu dùng của chúng tôi trước khi sử dụng các sản phẩm của SC Johnson và họ có thể giúp bạn xác định những sản phẩm nào phù hợp với bạn. Bạn có thể liên hệ theo số 0-2663-0860.

  • Các chất gây dị ứng da tiềm ẩn trong sản phẩm của SC Johnson hoặc các sản phẩm gia dụng tương tự chỉ được sử dụng với lượng nhỏ đến mức khó có thể phát triển nhạy cảm dị ứng. Tuy nhiên, nếu một người đã nhạy cảm sẵn thì ngay cả khi bị phơi nhiễm liều lượng nhỏ cũng có thể gây phản ứng.

  • Chúng tôi cam kết công bố thành phần trong sản phẩm để mọi người có thể có lựa chọn đúng cho bản thân và gia đình. Chúng tôi quan tâm đến việc chỉ sử dụng các thành phần với lượng nhỏ đến mức khó có thể gây ra sự nhạy cảm dị ứng. Tuy nhiên, tương tự ở những người bị dị ứng với thức ăn, việc biết về thành phần đặc biệt có được sử dụng hay không có thể có lợi với những người có cảm giác nhạy cảm với các nguyên liệu tạo hương.

  • Rất khó phát triển một sản phẩm làm sạch hiệu quả mà không chứa bất kỳ chất gây dị ứng da tiềm ẩn nào. Điều quan trọng là sản phẩm làm sạch của chúng tôi không gây ra hoặc tạo ra phản ứng dị ứng khi sản phẩm được sử dụng theo chỉ dẫn.

  • Mặc dù các thành phần được sử dụng ở các nồng độ không gây phản ứng, nếu có, hãy ngừng sử dụng sản phẩm và liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bạn hoặc

  • Các nhà khoa học, các nhà quản lý và Liên minh Châu âu đều đồng ý rằng một thành phần có liều lượng dưới 0,01 phần trăm hầu như không gây ra phản ứng trong sản phẩm tẩy rửa. Sáng kiến minh bạch này sẽ công bố các chất gây dị ứng da tiềm ẩn xuống 0,01 phần trăm, cùng tiêu chuẩn như của Liên minh châu Âu.

  • Người tiêu dùng cho chúng tôi biết họ yêu thích các chất tạo mùi vì chúng góp phần rất lớn khiến ngôi nhà trở nên đặc biệt. Chúng có thể làm không khí tươi mát hoặc đem lại môi trường sạch sẽ mà nhiều người mong muốn. Chúng tôi sản xuất các sản phẩm không chứa chất tạo mùi dành cho những người thích điều đó nhưng phần lớn thử nghiệm của chúng tôi cho thấy đa số mọi người yêu thích các sản phẩm vệ sinh có chất tạo mùi.

  • Mặc dù bảng thành phần tạo mùi của SC Johnson có khoảng 1.300 thành phần nhưng hãy lưu ý rằng chúng tôi đã loại bỏ 2.000 thành phần thường được dùng khác vì chúng không đáp ứng các tiêu chuẩn của SC Johnson. Một chất tạo mùi nền dầu điển hình có thể có đến 50 thành phần khác nhau; còn chất tạo mùi phức tạp có thể pha trộn 50 đến 200 thành phần. Với bảng gồm 1.300 lựa chọn, các chuyên gia chế tạo nước hoa của chúng tôi có nhiều không gian sáng tạo hơn, để có thể tạo ra những chất tạo mùi tuyệt vời mà bạn mong đợi.

  • Là một công ty gia đình, với chúng tôi không có gì quan trọng hơn sức khỏe và sự an toàn của những gia đình sử dụng sản phẩm SC Johnson. Vì thế, chúng tôi là một trong những công ty đầu tiên cung cấp thông tin thành phần cụ thể cho người tiêu dùng và luôn cam kết thông báo minh bạch cho người tiêu dùng về những thành phần có trong sản phẩm của mình. Chúng tôi nỗ lực chọn những thành phần mà các gia đình có thể tin tưởng - đánh giá các thành phần đó dựa trên tác động của chúng đến môi trường và sức khỏe con người. Để xem toàn bộ quan điểm của chúng tôi về việc công bố thành phần và chất tạo mùi, vui lòng nhấp vào đây.

  • Trong thế giới ngày nay, mọi người thường bảo rằng chúng ta luôn nên dùng những thứ tự nhiên. Từ thực phẩm, trang phục cho đến các sản phẩm khác, quan điểm là các thành phần tự nhiên có thể lành mạnh hơn hoặc giúp duy trì bền vững tài nguyên và môi trường. Có vẻ đáng ngạc nhiên nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Trên thực tế, các thành phần tổng hợp thường không độc hơn các thành phần tự nhiên tương ứng.

    Ví dụ như d-Limonene, có trong nhiều nguyên liệu chất tạo mùi tự nhiên và là một thành phần của vỏ cam quýt. d-Limonene có thể gây dị ứng da và có khả năng có độc đối với các sinh vật dưới nước, tùy thuộc vào liều lượng. Và nhiều thành phần tạo mùi tự nhiên khác cũng có nguy cơ như vậy. Trên thực tế, lượng d-Limonene trong vỏ một quả cam đủ để được phân loại là “Nguy hại” với nguy cơ gây dị ứng da trong Liên minh châu Âu VÀ biểu tượng “Cây chết và cá chết” vì nguy hiểm đối với môi trường! Điều này giống với dán nhãn được yêu cầu và có trên nhãn của nhiều sản phẩm gia dụng sử dụng d-Limonene tổng hợp.

    Vậy, nhìn chung có nên tránh sử dụng các nguyên liệu chất tạo mùi tự nhiên không? Không. Nhưng cũng không nên sử dụng các thành phần tổng hợp có nét đặc trưng tương tự hoặc tốt hơn. Miễn là một thành phần tạo mùi được sử dụng ở nồng độ phù hợp trong sản phẩm thì việc sử dụng thành phần đó không có vấn đề gì. Điều này áp dụng cho cả thành phần tự nhiên và tổng hợp.

  • SC Johnson hiểu rằng bạn sử dụng các sản phẩm của chúng tôi gần người thân, vật nuôi và đồ vật bạn yêu quý. Vì thế, chúng tôi nỗ lực đánh giá các thành phần của mình, một phần dựa trên tác động của chúng đến môi trường và sức khỏe con người, đồng thời thông báo về việc đó một cách công khai. Mọi sản phẩm SC Johnson được dán nhãn "không có chất tạo mùi" hay "không chứa chất tạo mùi" sẽ không chứa chất tạo mùi hoặc thành phần tạo mùi. Trong một số ít sản phẩm được dán nhãn "không mùi", chúng tôi sử dụng chất tạo mùi có công thức đặc biệt được dùng để trung hòa bất kỳ mùi nào tỏa ra khi pha chế thành phần của sản phẩm, để tạo ra một sản phẩm không có mùi. Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập phần Chất tạo mùi trên trang web này.

  • Chúng tôi thiết kế sản phẩm của mình nhằm đáp ứng tất cả các luật và quy định hiện hành, bao gồm:

    • Nghị định số 99/2011/NĐ-CP do Chính phủ Việt Nam ban hành về Bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ người tiêu dùng trong khi điều chỉnh hoạt động của thương nhân buôn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm quảng cáo sai sự thật.
    • Nghị định số 91/2016/NĐ-CP do Chính phủ Việt Nam ban hành về Quản lý hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn và chế phẩm dùng trong gia đình và y tế.
    • Thông tư số 26/2011/TT-BYT do Bộ Y tế Việt Nam ban hành về Quản lý Hoá chất và Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia đình và Y tế.
    • Nghị định số 89/2006/NĐ-CP do Chính phủ Việt Nam ban hành về Nhãn hàng hoá, trong đó quy định việc ghi nhãn hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam.
    • Nguyên tắc Hướng dẫn của WHO và FAO, là những nguyên tắc về sản phẩm thuốc trừ sâu do của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ban hành.
    • Cũng như các quy định khác áp dụng cho các sản phẩm hoặc loại sản phẩm cụ thể.

  • Đó là chương trình tuyển chọn thành phần của chúng tôi. Chúng tôi đã tạo chương trình Greenlist vào năm 2001 để giúp chúng tôi sản xuất những sản phẩm tốt nhất có thể trong khi vẫn bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. 

    Chương trình bao gồm quá trình đánh giá bốn bước đối với mọi thành phần có tác động tiềm tàng đến sức khỏe con người và môi trường để giúp các nhà phát triển sản phẩm đưa ra lựa chọn thành phần tốt nhất cho các sản phẩm của chúng tôi. Tất cả các thành phần chúng tôi xem xét đều hợp pháp để sử dụng và thường được các công ty khác sử dụng. Nhưng chúng tôi thực hiện các bước bổ sung để đánh giá những thành phần này theo tiêu chuẩn cao của riêng chúng tôi.

    Chương trình Greenlist dựa trên một nỗ lực nghiêm túc, liên tục để thu thập dữ liệu tốt nhất về các thành phần và tác động của chúng. Chương trình này đã được xem xét bởi nhiều chuyên gia trong những năm qua, bao gồm một đánh giá đã được bình duyệt mới trong năm 2017.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình SC Johnson Greenlist ở đây.

  • Không nhất thiết. Các công thức "tự nhiên" hoặc tại gia không nhất thiết sẽ an toàn hơn, hiệu quả hoặc ít tác nhân gây dị ứng hơn. Trên thực tế, nhiều sản phẩm tự nhiên ít hoặc không được thử nghiệm khoa học so với các đánh giá độc tính bao quát mà những công ty như SC Johnson yêu cầu cho các công thức sản phẩm của mình.

  • Chất tạo màu, chất bảo quản và chất tạo mùi đem lại những lợi ích có giá trị. Chất tạo màu có thể là một tín hiệu thị giác quan trọng, giúp bạn biết bạn đang sử dụng sản phẩm định dùng. Hoặc đối với các sản phẩm như nến, chất tạo màu có thể giúp bạn phối màu cho phù hợp với đồ trang trí trong énhà. Chất bảo quản ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật khi sản phẩm nằm trên giá của cửa hàng hoặc trong nhà, giúp sản phẩm kéo dài thời gian sử dụng và có hiệu quả tốt hơn mà không bị hỏng. Cuối cùng, nhiều người cho rằng chất tạo mùi tươi mát gắn liền với ngôi nhà sạch sẽ và thân thiện, do đó họ đặc biệt tìm kiếm các sản phẩm có thêm lợi ích này.

  • d-Limonene là một nguyên liệu tạo mùi thiết yếu, được chưng cất từ dầu chiết xuất từ vỏ cam quýt. Nhiều chất tạo mùi của chúng tôi chứa một lượng nhỏ d-Limonene. Có một số quan ngại về việc sử dụng d-Limonene vì chất này đôi khi có thể gây kích ứng da hoặc dị ứng nếu tiếp xúc. d-Limonene là một trong 26 tác nhân gây dị ứng của Liên minh châu Âu (EU), danh sách này gồm các thành phần tạo mùi phổ biến có nguy cơ gây kích ứng da ở những người dị ứng với các nguyên liệu này.

    Tuy nhiên, theo các tiêu chuẩn của IFRA, chúng tôi yêu cầu chỉ được sử dụng các thành phần tạo mùi ở nồng độ chưa cho thấy có gây ra phản ứng dị ứng ở những người không nhạy cảm với những nguyên liệu này. Và theo yêu cầu của luật pháp, nếu sử dụng d-Limonene thì chất này phải được nêu rõ trong danh sách thành phần trên nhãn sản phẩm tương ứng.

  • Glycol ether là một nhóm thành phần. Mặc dù một vài loại glycol ether đã được chứng minh là gây tổn hại đến khả năng sinh sản nhưng không phải mọi thành phần trong nhóm này đều như vậy. SC Johnson CHỈ sử dụng những thành phần tạo mùi chứa glycol ether tuân thủ tiêu chuẩn của Hiệp hội quốc tế về chất tạo mùi cũng như tiêu chuẩn riêng của SC Johnson. 

  • Paraben là một nhóm chất bảo quản được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm. Một vài chất tạo mùi của chúng tôi có chứa lượng nhỏ paraben để bảo quản chất tạo mùi và công thức. Mặc dù một số ít người bị dị ứng với chất bảo quản nhưng những chất này lại có vai trò quan trọng. Nếu không có chất bảo quản, nhiều sản phẩm sẽ bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc hoặc nấm men sau một đến hai tuần. Vì thế, chúng tôi tin rằng nên thêm chất bảo quản với lượng nhỏ nhất để có hiệu quả. Chúng tôi chỉ sử dụng paraben theo các tiêu chuẩn của Hiệp hội quốc tế về chất tạo mùi cũng như tiêu chuẩn riêng của chúng tôi.

  • Thực tế, phthalate là một nhóm lớn gồm các thành phần có nhiều công dụng. Bảng thành phần tạo mùi của chúng tôi không bao gồm phthalate. Năm 2008, chúng tôi đã bắt đầu yêu cầu các nhà cung cấp loại bỏ phthalate ra khỏi các chất tạo mùi họ cung cấp cho sản phẩm của SC Johnson.

  • Trong nhiều năm, xạ hương tạo mùi đã được chiết xuất từ tuyến hạch của hươu xạ đực. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, xạ hương tổng hợp đã thay thế xạ hương tự nhiên vì lý do đạo đức và kinh tế. Polycyclic và nitromusk là hai loại xạ hương tổng hợp. Các chất tạo mùi của SC Johnson không sử dụng nitromusk do có liên quan đến những vấn đề về khả năng sinh sản. Chúng tôi sử dụng xạ hương polycylic (ví dụ: Galaxolide và Tonalide), được dùng phổ biến trong các sản phẩm gia dụng, mỹ phẩm và không bị phân loại là có độc hay tích tụ sinh học, có nghĩa là người ta chưa chứng minh được rằng chúng tích tụ trong môi trường.

    Mặc dù vậy, một vài nghiên cứu gần đây đã phát hiện thấy xạ hương polycylic trong các mẫu máu và sữa mẹ. Khi biết thông tin mới như vậy, chúng tôi thận trọng hơn nữa trong phân tích thành phần nhưng chưa thấy bất kỳ chỉ báo khoa học nào về ảnh hưởng xấu của xạ hương polycylic ở nồng độ các chất tạo mùi của chúng tôi. Như trong trường hợp mọi thành phần của chúng tôi, nếu xuất hiện thông tin khoa học mới về xạ hương polycylic, chúng tôi sẽ đánh giá khoa học và thay đổi bảng chất tạo mùi nếu cần.